GẬY GOLF CŨ NHẬT

PHÂN BIỆT: HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT VÀ MADE IN CHINA

Hàng Nhật nghĩa là hàng nhập khẩu từ Nhật nhưng không hoàn toàn là sản xuất tại Nhật Bản. Tag: Mua bán gậy golf

Như chúng ta đã biết chi phí cho nhân công ở Nhật rất cao. Để cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi các công ty, tập đoàn phải lựa chọn cho mình 1 phương án tối ưu nhất với chi phí thấp nhất. Để đảm bảo sản phẩm vẫn đạt chất lượng cao mà giá cả lại cạnh tranh thì chi phí cho nguồn nhân công phải rẻ. Trong đó Trung Quốc là nước được lựa chọn đầu tiên bởi nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới, hầu hết các thương hiệu lớn của Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản đều có nhà máy sản xuất, thuê nhân công và nộp thuế tại đây.

Nhật Bản được đánh giá là 1 trong những thị trường vô cùng khó tính và khắt khe về các chuẩn yêu cầu. Để 1 sản phẩm có thể xuất sang Nhật Bản đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, yêu cầu về nguyên vật liệu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, và trong rất nhiều trường hợp các Công ty Nhật cung cấp luôn cả nguyên vật liệu, vấn đề còn lại chỉ là gia công. Tất cả sản phẩm sau khi được sản xuất đều phải qua kiểm duyệt kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn khắt khe mà Nhật Bản yêu cầu thì mới được nhập khẩu và bày bán trên thị trường bởi vì chỉ cần sơ suất nhỏ trong khâu kiểm nghiệm, giám định, sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại và bị người tiêu dùng ở Nhật Bản tẩy chai hoặc thưa kiện là Công ty đó sẽ bị thiệt hại rất lớn về kinh tế, danh tiếng, thậm chí có thể là bị phá sản.

Chính bởi sự ” khó tính ” của thị trường Nhật như vậy mà tạo nên 1 thương hiệu Nhật Bản. Đặc biệt khi nói về sản phẩm đồ điện tử bền bỉ và chất lượng bạn sẽ nghĩ ngay đến đồ của xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản.

Tuy nhiên cái mà bạn đang hoang mang bởi “ made in China “ nguyên nhân chính là do tình trạng hàng nhái, hàng giả khi bạn mua phải những sản phẩm từ những nguồn hàng không đáng tin cậy mà đa phần đều là hàng nhập từ Trung Quốc, tin tức của báo chí về những tác hại của sản phẩm Trung Quốc kém chất lượng lại càng làm cho người tiêu dùng có cái nhìn không thiện cảm đối với những sản phẩm “Made in China”.

Nhưng sự thật là: Nếu bạn mua sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản có chữ “Made in China” sẽ khác hoàn toàn với 1 sản phẩm do Việt Nam nhập khẩu made in China. Bạn sẽ thấy từ hộp, bao bì sản phẩm đến các đường cắt cạnh sản phẩm, thông số chữ in trên sản phẩm sẽ khác hoàn toàn nhau, chưa kể đến chất lượng sản phẩm khi bạn tiêu dùng. Sản phẩm nhập khẩu Nhật Bản dù là rất nhỏ nhưng thường sẽ có hộp, sách hướng dẫn, phiếu bảo hành ghi bằng chữ Nhật. Người tiêu dùng thông thái sẽ nhận ra đâu là hàng fake và đâu là hàng chính hãng ( nhưng được sản xuất ở nước thứ 3 ).
Bài viết nhằm mục địch giải đáp cho các bạn những thắc mắc khi chọn mua sản phẩm thương hiệu của Nhật Bản mà vẫn bị mác “made in China”. 

CHÚNG TA CŨNG CÓ CÙNG MỘT CÂU HỎI TRÊN VỚI NHỮNG HÀNG HÓA XÁCH TAY US NHƯNG LẠI CŨNG ‘MADE IN CHINA’

TẠI SAO HÀNG MỸ LẠI ” MADE IN CHINA ” ?

Hiện nay nhiều người vô cùng thắc mắc lẫn nghi ngờ khi cầm trên tay một món hàng đặt mua từ Mỹ gửi về hẳn hoi nhưng lại có hàng chữ “Made in China”. Vậy chẳng lẽ chúng ta đã mua lầm ?

Thật ra nên biết không chỉ có ” Made in China “, mà hiện nay có tới 80% hàng hóa được bày bán ở Mỹ là “Made in Bangladesh”, “Made in Mexico”, “Made in Thailand” và có cả “made in Viet Nam “. Còn lại chỉ có 15-20% là sản phẩm “Made in U.S.A” mà thôi. Lý do tại sao như vậy ?
Nguyên nhân của việc này đầu tiên đó là do chi phí nhân công tại Mỹ rất cao. Tại Mỹ thù lao cho lao động chân tay ít nhất phải là $10/giờ. Vì thế các tập đoàn lớn ở Mỹ đã hướng tới những nước có chi phí nhân công rẻ để hợp đồng sản xuất và gia công, trong đó Trung Quốc luôn là sự lựa chọn đầu tiên bởi tiềm năng kinh tế và lịch sử về thương mại từ lâu đời. Và để phân định rõ ràng thì nơi nào sản xuất ra cứ phải để ” made in ” đúng tại nơi đó.GẬY GOLF CŨ

“MADE IN CHINA” NHƯNG CHẤT LƯỢNG MỸ
Khi đặt hàng cho một nước khác gia công, thông thường các doanh nghiệp Mỹ sẽ đưa ra các kiểu thiết kế, yêu cầu về vật liệu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp Mỹ cung cấp luôn cả nguyên vật liệu và vấn đề còn lại chỉ là gia công.

Tất cả sản phẩm sau khi sản xuất sẽ phải trãi qua các khâu kiểm nghiệm, giám định gắt gao. Thậm chí trước khi xuất về Mỹ sẽ phải kiểm tra lại lần nữa. Khi nào đạt tiêu chuẩn mà phía Mỹ yêu cầu mới được bày bán ra thị trường. Bởi vì chỉ cần một sơ suất nhỏ sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng ở Mỹ có thể tẩy chai hoặc thưa kiện sẽ khiến doanh nghiệp đó chịu thiệt hại rất lớn về kinh tế, danh tiếng, thậm chí là phá sản.GẬY GOLF CŨ

Thêm điều nữa đó là không phải bất cứ hàng hóa gia công ở nước ngoài nào cũng được nhập khẩu vào Mỹ. Để kinh doanh, hợp tác làm ăn lâu dài với Mỹ thì việc thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như cam kết của hợp đồng là rất quan trọng. Do vậy khi mua một món hàng từ Mỹ nếu người tiêu dùng thấy dòng chữ “Made in China” thì đó không phải là điều quá bất ngờ và cũng không có gì phải lo lắng về chất lượng.GẬY GOLF CŨ

Hiện nay các nhãn hàng lớn như iPhone, Samsung, Uniqo, Zara, H&M, Mango, Adidas, Espirit và nhiều thương hiệu quần áo lớn hầu hết có nhà máy ở Trung Quốc – nơi được mệnh danh công trường toàn thế giới. Lý do ngoài nguồn nhân công dồi dào, giá thành rẻ, không có luật lao động trẻ em, không có nhiều quy định, không có lương tối thiểu thì việc sản xuất tại nước thứ 3 sẽ giúp các doanh nghiệp Mỹ không phải chịu việc quản lý khắt khe về môi trường và cả con người. Thậm chí ngay cả tập đoàn máy tính Dell, biểu tượng của ngành công nghiệp máy tính Mỹ cũng đã đóng cửa 2 nhà máy sản xuất ở Mỹ năm 2008 và 2010 để chuyển dây chuyền sang Trung Quốc. Vì thế laptop thương hiệu Dell giờ đây có dòng chữ “Made in China” cũng là điều dễ hiểu.GẬY GOLF CŨ

Trước giờ Việt Nam mình đã quá ám ảnh cụm từ “Made in China” do những tác hại của các sản phẩm Trung Quốc kém chất lượng. Tuy nhiên phải nên bình tĩnh xem xét sản phẩm bạn đang mua nguồn gốc được nhập vào nước nào? Nếu “Made in China” – nhập khẩu vào Mỹ thì sẽ khác hoàn toàn khác với các sản phẩm “Made in China” nhập khẩu vào Việt Nam.

Tham khảo thêm tại Fanpage: GOLF PLAZA 

GẬY GOLF CŨ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *